Chữ Nôm - Lm Hồ Ngọc Cẩn

 

CHỮ NÔM

— Lm Hồ Ngọc Cẩn (1933)

(trích trong Văn Chương An Nam, trang 163-165, Hongkong 1933)

Chữ Nôm là thứ chữ nào? Đã có từ khi nào?

Chữ Nôm là thứ chữ mượn chữ Nho mà âm ra tiếng An Nam ta.

Không rõ thứ chữ ấy ai bày ra và đã bày ra lúc nào; chắc một điều là từ thế kỉ XIII đã thấy có bia khắc bằng thứ chữ ấy.

Lấy chữ Nho mà lập ra chữ Nôm cách nào?

Có hai cách lập:

1-là lấy một chữ

2-là lấy hai chữ chắp lại với nhau.

###

1-Lấy một chữ là khi nào chữ Nho ấy đọc giống như, hay là nghe gần giống như tiếng mình có ý nôm.

Ví dụ con cái thì viết Nho đọc côn cái.

2-Lấy hai chữ là khi nào không có một chữ Nho đọc cho nghe giống như tiếng mình có ý muốn nôm. Bấy giờ túng phải dùng hai chữ làm cho ra một tiếng.

Ví dụ mẹ ghẻ, hai chữ ấy không có chữ nho như vậy, cho nên phải lập chữ Nôm thế này: 𤴪.

Vậy: khi lấy một chữ hoặc hai chữ mà nôm thì phải cứ hai luật sau này:

Tiết 1: KHI MƯỢN MỘT CHỮ

Luật chung: khi có chữ Nho mà đọc như tiếng An Nam thì mượn chữ ấy mà nôm. Ví dụ viết bài:

Nếu không chữ nào đọc như tiếng An Nam thì mượn chữ tương tợ theo cái luật sẽ nói sau. Trước hết phải biết: có nhiều cách tương tợ.

1-Có chữ nghe tương tợ, song có khác consonne (phụ âm) đứng đầu, như bản và phản nghe tương tợ, song một tiếng chữ B đứng đầu, chữ kia thì PH đứng đầu (tuy vậy nhưng chỉ dùng một chữ: )

2-Có khi nghe tương tợ ở nơi cái vần ngược, hoặc nơi chữ voyelle (nguyên âm). Ví dụ chữ thì đọc hạp, hiệp, hộp, hợp.

3-Là có khi đổi cả chữ consonne đầu, cả vần ngược sau. Ví dụ chữ đọc là chức, mà cũng đọc chắc, giấc.

4-Có khi tương tợ vì khác dấu. Ví dụ chữ thường đọc là ngâm, mà có khi cũng đọc ngắm, ngẫm, gẫm.

Vậy phải cứ các luật này:

I-ĐỔI CHỮ ĐẦU

1-Chữ B, PH, V quen đổi với nhau. ví dụ chữ nôm bốc hay vốc cũng được. Chữ nôm bản, phản hay ván cũng được.

2-Chữ C, K, G, GH, Q quen đổi với nhau. ví dụ chữ thường là cập, muốn nôm cấp, gấp, gặp, kịp cũng được. Chữ đọc quần mà nôm còn cũng được.

3-Chữ D, Đ, T, V quen đổi với nhau. ví dụ chữ đọc tính, tánh mà nôm dính cũng được. Chữ đọc đình mà nôm dành, đành cũng được.

4-Chữ CH, GI có khi Tr và X quen đổi với nhau. Ví dụ chữ đọc chấp mà cũng đọc được chụp, giúp, xụp, xọp.

5-Chữ L, R, Tr quen đổi với nhau. Ví dụ chữ mà cũng nôm được lọt, luột, lót, rọt.

II-ĐỔI VẬN

Phần nhiều nôm là đổi vần xê xích, tương tợ nhau, bởi đó phải biết vần nào tương tợ cùng nhau. Vậy:

1-AC, ĂC, ÂC, ƯC, ƯƠC nôm được với nhau. Ví dụ chữ đọc bắc mà cũng nôm được bấc, bức, bước.

2-Vận ÁCH, ÊCH, IÊC, ICH đổi được với nhau. Ví dụ chữ đọc dịch mà cũng nôm việc; chữ đọc xích mà cũng nôm xếch, xệch.

3-Vận AI, AY, ÂY, OAI, OAY, OI, ÔI, ƠI, UÔI, ƯƠI, UI, ƯI, E, Ê, I, IA có khi ƯA quen nôm với nhau. Ví dụ chữ đọc nê mà cũng nôm nay, ni, nê. Chữ đọc chi mà cũng nôm chia, chữ đọc bì mà cũng nôm bề, vừa.

4-Vận AM, AM, EM, ÊM, IM, IEM, OM, ÔM, ƠM, UM, ƯM, ƯƠM đổi với nhau. Ví dụ chữ đọc đam mà cũng nôm đâm, đem, đơm.

5-Vận AN, ĂN, ÂN, EN, ÊN, IÊU, UYÊN, IN, UÂN, ON, ÔN, ƯƠN, ƠN, UN, ƯN, UÔN đổi với nhau. Ví dụ chữ đọc rân, răn, rên cũng được..

6-Vận ĂNG, ÂNG, UNG, ƯNG, ƯƠNG quen đổi với nhau. Ví dụ chữ đọc dụng mà cũng nôm dòng, dùng.

8-Vận ANH, ÊNH, INH, IÊNG, ANG, ƯNG quen đổi với nhau. Ví dụ chữ đọc sanh, sinh, siêng cũng được.

9-Vận AO, AU, ÂU, O, Ô, Ơ, Ư, U, ƯC, ƯU quen đổi với nhau. Ví dụ chữ 𢭂 đọc lao, lau, trao, trau cũng được.

10-Vận AP, ĂP,ÂP, EP, ÊP, IÊP, IP, OP, ÔP, ƠP, UP, ƯP, ƯƠP dùng chung với nhau. Ví dụ chữ đọc cập, gặp, gấp, kịp cũng được.

11-Vận AT, ĂT, ÂT, UÂT, OT,ƠT, UT, ƯT, ƯƠT, UÔT, IT dùng chung với nhau. Ví dụ chữ đọc ất, ắt, út, ít cũng được.

12-Vận ET, ÊT, IÊT, IT dùng với nhau. Ví dụ chữ đọc kiết, hết, hít cũng được.

NB (chú ý): Xem trong các thí dụ trên nầy thì thấy có nhiều chữ nôm chẳng những phải đổi vần ngược mà thôi, lại đổi chữ consonne (phụ âm) nữa, như chữ cập nôm ra chữ gặp, chữ kịp hay chữ kíp.

III-ĐỔI DẤU

Có chữ nôm phải đổi ra dấu khác, có bình đổi ra trắc cũng có, có khi chữ không dấu mà nôm phải thêm dấu cũng có. Ví dụ như chữ nôm ngâm hay ngậm, ngắm, gẫm cũng được; nôm thiêng liêng hay thình lình cũng được.

Tiết 2: KHI MƯỢN HAI CHỮ MÀ NÔM

Có khi phải mượn hai chữ mà nôm, vì một chữ thì không có cho tương tợ, hoặc có mà không rõ. Vậy thì dùng hai chữ, một chữ dẫn nghĩa, một chữ dẫn vận.

Chữ dẫn vận thì cứ 12 khoản đã kể trước này; còn dẫn nghĩa thì có hai cách: hoặc là dẫn nghĩa riêng chữ ấy như chữ 𠰘; thì nôm miệng vì có chữ là miệng, chữ bên kia là mệnh (mãnh). Miệng mệnh là một vận, và có khẩu là miệng nữa, cho nên phải nôm miệng là hạp rồi. Hoặc dẫn nghĩa cách trỏng vậy. Như:

Khẩu chỉ các việc làm nơi miệng. Ví dụ ăn nói .

Nhĩ chỉ các việc là tai. Ví dụ nghe 𦖑.

Mục chỉ các việc nơi con mắt. Ví dụ đui 𥊖.

Thủ chỉ các việc nơi tay. Ví dụ cầm .

Túc 𧾷chỉ các việc làm nơi chân. Ví dụ quỳ .

Thảo chỉ loài rau, loài cỏ. Ví dụ rau rác .

Mộc chỉ loài cây. Ví dụ gai 𣘃 cau

Hỏa chỉ việc thuộc về lửa. Ví dụ cháy ngời (2 chữ này do lỗi fond nên không chép ra được).

Thủy chỉ nơi chỉ việc có nước. Ví dụ ao giếng , giặt rửa 𣳮

ấy là làm ví dụ một ít pho, đến pho khác cũng vậy. Cách lập chữ Nôm thì như vậy đó. Lại phải biết rằng: sách đạo sách đời nôm có khác nhau, một điều ai hiểu ý thì cũng chẳng lấy gì làm khó, là sách đạo nôm cách đơn sơ hơn, quen dùng vận mà nôm ra, chữ nào khó nôm ra thì mới dùng đến hai chữ. Còn sách đời quen nôm cách kép là dùng hai chữ. Ví dụ: có xưa nay thì sách đạo nôm thế này: ; còn sách đời thì viết: 𣎏 𠸗 𠉞.

Chú thích: nguyên sách này có tựa đề là Văn Chương Thi Phú Annam gồm 2 tập xuất bản năm 1919, nhà in Nazareth ở Hongkong. Khi in lại thì chỉ giữ tựa đề Văn Chương Annam

Về tác giả Hồ Ngọc Cẩn, mời đọc: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Đa_Minh_Maria_Hồ_Ng%E1%BB%8Dc_Cẩn

 

Nguồn: FB Anh Q Tran

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét