30.06.25
Bạn Nam Nguyen gởi tặng ảnh 2 cặp câu đối ở cổng nhà thờ Phùng Khoang - số 161 phố Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - kèm với phần phiên âm và dịch nghĩa. Hết lòng cám ơn tấm thịnh tình của người bạn trẻ rất thân mến.
- 峨然正其衣冠、遠道咸在
凜乎如對天目、咫尺不違 - Nga nhiên chính kì y quan, viễn đạo hàm tại.
Lẫm hồ như đối Thiên Mục, chỉ xích bất vi.
Tạm dịch:
Cao nghiêm áo mũ chỉnh tề, đạo tuy xa (viễn đạo) nhưng đà sẵn có (hàm tại).
Kính sợ tựa đối mắt Trời, gang tấc chẳng sai.
Câu đầu có cụm "chính kì y quan" lấy trong Luận Ngữ, câu gốc là 君子正其衣冠,尊其瞻视,俨然,人望而畏之 nghĩa là: Quân tử chỉnh đốn áo mão, tôn nghiêm ngay ngắn, người ta thấy sẽ kính sợ
- 理合元始,天真無極有極
道在人倫,日用與生俱生
Lý hợp nguyên thủy, thiên chân vô cực hữu cực.
Đạo tại nhân luân, nhật dụng dữ sinh câu sinh.
Lẽ (đạo) hợp với Nguyên Thủy, tính trời chân thật, từ vô cực mà sinh hữu cực.
Đạo ở trong luân lý con người, cùng sinh cùng hiện hữu trong sinh hoạt hằng ngày.
26.06.25
+ Ba đại tự nơi tiền đình nhà thờ giáo họ Trung Đồng, Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định:- 金聖殿 Kim Thánh Điện.
Chữ Kim 金 có ý nói Thánh Điện này quý trọng như vàng?
- Câu bên phải:
"Sài môn nhân kiệt nhật nguyệt lai" = Cửa mọn người giỏi ngày đêm lại.
- Câu bên trái:
- Kinh Sáng Danh
chữ lớn ở giữa là chữ "MẸ" (trong câu: "Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời...")
Nguồn: https://gioitreconggiao.org/forum/threads/1340-Phuc-Sinh
+ Hai câu đối chữ Hán ở lối vào nhà thờ Từ Châu - Thanh Oai.
- Câu bên phải:
"Sài môn nhân kiệt nhật nguyệt lai" = Cửa mọn người giỏi ngày đêm lại.
- Câu bên trái:
"Trường lộ anh hùng kim cổ khứ" = Đường dài kẻ hùng xưa nay qua.
Ảnh: Trích FB của Nguyễn Thị Thu Duyên
Ảnh: Trích FB của Nguyễn Thị Thu Duyên
21.05.25
Chữ Nôm "hồi sinh" đầy mê hoặc trong triển lãm của họa sĩ Nguyễn Doãn Sơn
(PetroTimes) - Chữ Nôm - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam - được "hồi sinh" đầy mê hoặc trong triển lãm "Tranh chữ" của họa sĩ Nguyễn Doãn Sơn. Bằng tình yêu và sự sáng tạo, ông đã thổi hồn vào những nét chữ cổ, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật đương đại, vừa đẹp mắt vừa giàu ý nghĩa văn hóa.
13.05.25
CÂU ĐỐI NÔM CÔNG GIÁO
Chữ Nôm Công giáo là một mảng đồ sộ nhưng trước giờ mình chỉ thấy nhiều trong sách in. Hôm nay lần đầu được tận mục sở thị câu đối Công giáo bằng chữ Nôm ở Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Phú Nhai ở Xuân Trường - Nam Định. Đây là gian xin ơn nằm bên phải gian cung thánh.
隊恩德媄寬仁㐌救执𣅶艱迍𡥵𡄩願
Đội ơn Đức Mẹ khoan nhân, đã cứu giúp lúc gian truân con khấn nguyện
仟玖四六
1946
陳日拜謝
Trần Nhật bái tạ
Cô trong ảnh đã quỳ gối cầu nguyện suốt từ lúc mình vào đến tận giờ nghỉ trưa, sœur đến gọi ra để đóng cửa cô mới đứng lên ra về. Đức tin quả là có sức mạnh kỳ diệu.
Không biết cô đã cầu nguyện điều gì, nhưng hy vọng Đức Mẹ sẽ “cứu giúp lúc gian truân” cô “khấn nguyện”.
“Lạy Chúa con là người ngoại đạo…”
Nguồn: https://www.facebook.com/kynam.nguyen
*********
08.05.2025
- Kinh Lạy Cha bằng chữ Nôm - Benedictus Lê Hoàng Hải, Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
Qua bao ngày vật lộn với cơm áo gạo tiền, chợt nhận ra lòng trí đã mê mải chạy theo đời cát bụi, không còn cái tình cảm trinh nguyên như thuở nào với Thư Họa Công giáo. Những lúc như thế này, thường cụp đuôi chạy về bên lòng Chúa, đọc dăm bài kinh xưa với giọng lên bổng xuống trầm, hay chép vài trăm lần kinh Tin Kính, hoặc chép lại một bài kinh quen thuộc nào đó bằng chữ Nôm. Chỉ mong sao cái hoài bão năm xưa được Thần Khí hun đúc thêm mãi không hề tàn lụi.
Kinh Lạy Cha
[lạc khoản] giáo dân Biển Đức phụng viết
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. A-men.
[lạc khoản] giáo dân Biển Đức phụng viết
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. A-men.
Đọc theo hàng ngang, như sau:
Đọc theo chiều dọc, trên xuống, trái qua phải:KINH SÁNG DANH
<>+<>
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con
và Đức Chúa Thánh Thần
Như đã có trước vô cùng
và bây giờ và hằng có
và đời đời chẳng cùng.
Amen. (hai chữ lớn hai bên)
(lạc khoản)Giáo hữu Biển Đức phụng viết
<>+<>
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con
và Đức Chúa Thánh Thần
Như đã có trước vô cùng
và bây giờ và hằng có
và đời đời chẳng cùng.
Amen. (hai chữ lớn hai bên)
(lạc khoản)Giáo hữu Biển Đức phụng viết
- Kinh Kính Mừng
chữ lớn ở giữa là chữ "MẸ" (trong câu: "Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời...")
Nguồn: https://gioitreconggiao.org/forum/threads/1150-Kinh-Lay-Cha-bang-chu-Nom
- Phục Sinh
- Cậu đang làm gì thế?
- Tớ xem tranh.
- Gì vậy?
- Tranh thư pháp, của một tên nhóc nào mới đăng lên mạng.
- Xem nào... Một khúc tre, vàng khè khô queo, có cái chồi mới nhú, một cái nhánh tre non vươn dài dài... Bên trái trên cao có hai cái chữ gì loằng ngoằng... Chữ gì thế cậu?
- Tớ chả biết, nhưng nó để tựa là Phục Sinh, tớ nghĩ là hai chữ đó.
- Vậy tạm cho là chữ Phục Sinh đi. Tớ nói thật, thấy thằng viết bức nầy nhẽ tưng tửng. Tớ chả thấy có liên hệ gì giữa Phục Sinh và cây tre cả.
- Hehe, cậu nói sao chớ, tớ thấy cây tre vàng, nghĩa là tre sắp chết, hoặc chết rồi, mọc lại cái chồi thì là phục sinh đó!
- Chỉ thế thôi à? Thất vọng!
- Tớ cũng không biết...
- Tớ xem tranh.
- Gì vậy?
- Tranh thư pháp, của một tên nhóc nào mới đăng lên mạng.
- Xem nào... Một khúc tre, vàng khè khô queo, có cái chồi mới nhú, một cái nhánh tre non vươn dài dài... Bên trái trên cao có hai cái chữ gì loằng ngoằng... Chữ gì thế cậu?
- Tớ chả biết, nhưng nó để tựa là Phục Sinh, tớ nghĩ là hai chữ đó.
- Vậy tạm cho là chữ Phục Sinh đi. Tớ nói thật, thấy thằng viết bức nầy nhẽ tưng tửng. Tớ chả thấy có liên hệ gì giữa Phục Sinh và cây tre cả.
- Hehe, cậu nói sao chớ, tớ thấy cây tre vàng, nghĩa là tre sắp chết, hoặc chết rồi, mọc lại cái chồi thì là phục sinh đó!
- Chỉ thế thôi à? Thất vọng!
- Tớ cũng không biết...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét